Bài đăng

RẮP TÂM ĐẰNG HẮNG MỘT PHÁT RẤT ĐIỆU!

Hình ảnh
Vương Ngọc Minh   Music of The woods. Vladimir Kush   phân biệt giới tính chả bao giờ có trong suy nghĩ của tôi/vừa cắm xong bình bông to tổ bố-thì xướng lên "mày!" một con quạ sà xuống (tứ trụ còn vững!)   phải nói-tôi khá thoải mái khi làm việc chung với phụ nữ phụ nữ có tính cổ điển càng thích/yah có nhẽ do họ ưa chăm chút các tiểu tiết ..tỉ dụ ưa hỏi "anh ăn chưa?"   tôi ngẩng mặt lên thấy mẹ già có cả em thơ đứng cạnh cửa buồng/ba đình nom-cực thâm u   mẹ già nhiếc "vì sao mày đi lâu đến vậy mày đã làm gì hở con?" em thơ nói ""con đang tưởng bác đã ra ma!" bà liền bảo em thơ "mày không được tưởng thế nhá.." day qua tôi "hãy về con ạ về/còn tính chuyện đào mồ cuốc mả!"   "vâng ạ! ..con đi ngay giờ!" tôi đáp và cúi gằm mặt   -ối còn thấy trong đôi mắt trắng đục/gần lòa của mẹ già dường vẫn dò (đoán!) chuyện hư thực-ngay cửa miệng em thơ còn hột

NĂM BÀI THƠ

Hình ảnh
Nguyễn Đức Nhân   Bông trúc đào   VẾT NỨT   Trên bức tường. chỉ có ánh sáng biết rõ độ sâu. và. ngôn ngữ của vết nứt Tâm hồn bạn. không hữu biên. không vô biên. tự chiếu sáng. không vết nứt Bạn. hãy hân hoan tặng cho tâm hồn mình một đóa hoa Ô! đẹp biết bao đóa hoa dại bên đường cánh hoa long lanh Không kiềm chế. bạn hét lên: -- Ồ. mặt trời. và. đại dương!     Ở CUỐI HÀNH LANG   Ở cuối hành lang tâm hồn: một khung cửa hẹp một lọ hoa   Qua khung cửa hẹp lời nói có thể trốn thoát sự truy lùng Lọ hoa   không bao giờ đứng ra làm chứng Nó. tận hiến Cái Đẹp giữa ánh sáng     PHÁT HIỆN. SỰ THẬT   Lời nói của bạn để lại dấu chân vô hình của nó. trên mặt đất. trên cát và. trong tâm hồn đang phản ứng của đám đông Ánh mắt của bạn để lại dấu chân vô hình của nó. trên lá. trên hoa và. trên gương mặt bộc lộ thái độ của tha nhân Tuyệt nhiên không tìm thấy đấu vết thính giác của bạn bất cứ nơi đâu ngay cả trên bầu trời đỉnh ngọ Đó là sự mầu nhiệm. nội tại. vĩnh hằng không kẻ cho. người nhận Bình đẳng

NHỮNG KỶ NIỆM NƠI PHÒNG TRANH TRƯƠNG VŨ

Hình ảnh
Trần Thị Nguyệt Mai   Nhà văn, Họa sĩ Trương Vũ. Ảnh Phạm Cao Hoàng   Tối thứ sáu 23/2/2024, chị Duyên gửi cho tôi link bài thơ “Tạm biệt một căn phòng” [1] của anh Phạm Cao Hoàng ghi gửi anh Trương Vũ.   Căn phòng này chiếc bàn này nơi chúng ta đã từng ngồi nâng ly chúc mừng một bức tranh vừa hoàn tất chúc mừng một cuốn sách vừa in xong chào mừng một người bạn từ phương xa đến           Vâng, tôi vẫn còn nhớ căn phòng mà anh Phạm Cao Hoàng nhắc tới trong bài thơ. Biết thì biết đã lâu. Từ những bài thơ mà họa sĩ Đinh Cường gọi là “Những Đoạn Ghi” anh đã viết thay nhật ký:   Như vậy là một ngày Chủ Nhật hạnh phúc gặp nhau và nói cười cùng nhau, còn chi hơn … ngồi uống những ly rượu vang ngon, thật ngon một bàn dài bạn bè quý mến, nhắc lại những tờ báo đã không còn Văn Học, Hợp Lưu… bao nhiêu cây viết đã xuất phát từ các sân chơi đó            (Đinh Cường – Từ trưa tới chiều ở nhà Trương Vũ)   Một bạn nào đó nói, các buổi gặp gỡ khác càng ngày càng ít người thì ở Trương Vũ càng ngày lại

THƠ GỞI CHÂU

Hình ảnh
nguyễnxuânthiệp   Nhà thơ Nguyễn Thanh Châu   Mới đó mà đã ra đi sao. châu còn đây ca nguyện. gởi cây xương rồng và thơ viết ở hoang mạc. tempe nghe châu vừa về thăm lại quê nhà gặp lại sông hương. sông hàn những đường phố sài gòn nắng trên những hàng cây. me xanh quán rượu. quán cà phê gặp lại bạn bè đi thăm mộ cha. mộ mẹ mờ trong sương phủ gò công. châu đốc con đường sàch cao lãnh những trang thơ đang nhìn theo châu và khóc thôi cứ đi. đừng nhìn lại cứ cúi đầu mà đi rồi sẽ tới đỉnh phù vân. nơi buổi thiền trà đang đợi châu ơi. NXT 8. 3. 2024    

TƯỞNG NHỚ PHAN XUÂN SINH

Hình ảnh
Trần Doãn Nho   Từ trái: Trần Doãn Nho, Lương Thư Trung, Phạm Văn Nhàn, Phan Xuân Sinh (Hình: TDN, Houston 2019)   Khi nghe tin Phan Xuân Sinh được khẩn cấp chuyển vào bệnh viện hôm 18/2/24, tôi bàn với bạn bè Dallas cùng đi thăm, nhưng do ai cũng bận bịu chuyện này chuyện nọ chưa thu xếp ổn thỏa, nên nấn ná. Hóa ra, trễ mất rồi. Anh đã từ giã cõi đời vào khuya 28/2/2024, sau hơn mười ngày hôn mê.   Trước nay, tuy cách khá xa (đoạn đường Dallas – Houston mất từ 4 đến 5 tiếng lái xe), nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn tự lái xe đi thăm anh em bầu bạn và vấn an anh, người vốn đã không mấy khỏe, lại phải chăm sóc cho chị Nga, vợ anh, sức khỏe còn tệ hơn. Thế mà, trong lúc bạn bè ái ngại hỏi han, thì anh vẫn vậy, hiếm khi vắng mặt trong các cuộc gặp gỡ. Còn nhớ, bốn tháng trước đây (10/2023), chúng tôi (Nguyễn Trọng Khôi, Thận Nhiên và tôi) đi Houston, cùng vợ chồng anh tham dự buổi sinh hoạt văn nghệ bỏ túi hội ngộ với anh chị Duy Trác và các con, do Ngu Yên tổ chức tại nhà riêng. Anh ở lại đến