TIẾNG CHUÔNG ĐÊM TRỪ TỊCH
Trương
Văn Dân
Khi năm Dương Lịch 2023 sắp bước qua và 2024 sắp đến, nhà văn Nguyên Cẩn có post lên trang Facebook (Nga Pham) bài thơ “Chào 2024”, trong đó có mấy câu thơ đã làm tôi suy nghĩ, 2 câu đầu nói lên một ước nguyện, nhưng hai câu sau vẽ lên một hiện thực buồn đau về thế giới:
Chào 24 nguyện cầu cho thế giới
Đạn bom ngưng oán hận cũng tàn phai.
Hòa bình ơi sao giấc mộng còn dài !
Khi nhân loại điên cuồng trong ảo vọng.
Tưởng chừng sau những năm tháng có quá nhiều diễn biến bất ngờ, nhiều sự kiện “không thể nghĩ tới” thì năm mới sẽ êm ả… nhưng thực tế cho thấy là thế giới càng ngày càng ảm đạm và bất định, liên tiếp có những biến động làm ta lo ngại.
Ngay từ đầu năm 2023, các nhà phân tích đều dự đoán về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy gần đây có vài dấu hiệu tích cực nhưng kinh tế Mỹ vẫn còn khó khăn khiến nhiều người bị ảnh hưởng về việc làm và thu nhập nên có xu hướng thắt chặt chi tiêu. Sự bất ổn chính trị, tuy chính phủ đã tạm tránh bị đóng cửa, nhưng kinh tế Mỹ ở giai đoạn tranh cử Tổng thống trong năm 2024, là thời điểm có nguy cơ diễn ra cao nhất.
Các nền kinh tế của Âu Châu như Đức, Pháp Ý,… cũng đang trên đà trượt dốc, bất chấp hàng nghìn doanh nghiệp năng động và hàng triệu chuyên gia tài năng đang hoạt động. Đức phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu năng lượng từ Nga nên bị ảnh hưởng lớn từ xung đột ở Ukraine. Quan hệ Mỹ-Trung, Nam Bắc Triều Tiên căng thẳng; Mỹ, Anh vừa bắn tên lửa Tomahawk vào các thành phố ở Yemen để trả đũa Houthi gây nên điểm nóng chiến sự mới sau cuộc càn quét của Israel vào Dải Gaza. Trong thế giới hỗn loạn đó, Liên Hiệp Quốc chỉ hữu danh vô thực, hoàn toàn bị tê liệt vì quyền phủ quyết của Mỹ, Nga hay Trung Quốc.
Không ai biết là khi nào chiến tranh hạt nhân sẽ xảy ra, xóa sổ Trái Đất?
Lịch sử chuyển động nhanh đến chóng mặt. Hỗn loạn đến bất ngờ.
Thế giới mong manh. Nhân loại sẽ về đâu?
Có người nói nửa đùa nửa thực: người ta có thể tiên đoán mọi chuyện, trừ những chuyện xảy ra trong tương lai. Chỉ có điều chắc chắn là … cực kỳ bất ổn.
Các nhà phân tích cho rằng sắp tới 1% những người giàu nhất không những sở hữu phần lớn tài sản của nhân loại mà cả sắc đẹp và sức khỏe. Công nghệ sinh học sẽ còn chia con người thành siêu giàu và nghèo đói, một tình huống vô cùng nguy hiểm, dẫn đến những biến động xã hội và chính trị mà không ai biết sẽ giải quyết như thế nào!
Không phải ngẫu nhiên mà vừa qua có Cuộc đình công ở Hollywood chống lại hiểm họa từ trí tuệ nhân tạo (AI, Artificial Intelligence). Họ quyết liệt đòi kiểm soát việc lạm dụng như thâu giọng nói, hình ảnh, cử chỉ của các diễn viên để làm phim hay chuyển âm mà không phải trả lương.
Tất nhiên việc lạm dụng không chỉ nằm trong giới điện ảnh vì AI sẽ là một cuộc cách mạng thay đổi xã hội. Nếu AI đã giúp y khoa và khoa học tiến những bước dài, nó cũng sẽ là một đe dọa khủng khiếp cho nhân loại: Khởi đầu là chuyện thất nghiệp, máy làm thay người. Sau đó là văn hóa, sẽ không còn nghệ sĩ, không còn sáng tạo, không còn suy nghĩ. Ngày nay, chỉ cần cho một đề tài, AI sẽ viết một cuốn tiểu thuyết, với đủ tình tiết hỷ nộ ái ố, một cuốn khảo luận với đầy đủ dẫn chứng cổ kim chỉ trong vài phút!
Nếu trí tuệ nhân tạo gây xáo động thị trường nhân lực, biến hàng tỷ người thành vô ích và đang đặt ra những lo ngại về đạo đức, thì thiên nhiên cũng không có dấu hiệu ưu đãi con người.
Lụt lội, hạn hán, cháy rừng, nạn châu chấu triệt hạ mùa màng, sóng thần, động đất… luôn luôn thường trực. Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật, Syria và bão ở Hoa Kỳ đã gây ra thiệt hại nặng nề. Âm thầm và đều đặn, mỗi năm đều có những thảm họa dịch tễ ở các châu lục: Ebola, bệnh bò điên, H5N1, SARS, sốt Chikungunya, xuất huyết và hiện tại là COVID-19 và các biến thể.
Một thế giới bất an!
Nhiệt độ Trái đất năm 2023 đã phá vỡ kỷ lục, cao nhất trong 100.000 năm qua. Những trận cháy rừng tại nhiều quốc gia đang làm tăng khí thải và nhiệt độ hành tinh có khả năng còn tăng cao trong những tháng tới.
Hệ sinh thái đang sụp đổ! Biến đổi khí hậu gây thiên tai, bão lụt, mở đầu cho những cuộc di dân khí hậu còn lớn hơn những cuộc di dân vì lý do chính trị, kinh tế hay chiến tranh. Đại họa này đang là một thực tế trước mắt, con người có thể bị diệt vong. Vậy mà lãnh đạo các quốc gia hùng mạnh trên thế giới vẫn vô tư khai thác tài nguyên, tàn phá những cảnh quan tuyệt vời của thiên nhiên để làm du lịch bất chấp sự mai một văn hóa truyền thống. Tất cả chỉ quan tâm đến tiền, về tăng trưởng kinh tế, hồn nhiên bàn về tầm nhìn 20/ 30 năm sau thì có khác gì căn nhà của mẹ thiên nhiên đang bốc cháy mà các con cứ vô tư ngồi nhậu và tán phét!
Liệu 20/ 30 năm sau chúng ta có còn sống sót vì cách sống vô trách nhiệm, tham lam và hủy diệt?
&&&
Trong bối cảnh chợ búa đìu hiu, người mua, kẻ bán cùng ‘thắt hầu bao’, tiểu thương lo mất Tết, các quốc gia có thể hồn nhiên đốt pháo hay bắn pháo hoa chào “mừng” năm mới? Nhiều trẻ em ở các nước cơm không đủ no, áo không đủ mặc sao có thể lãng phí với trò chơi nguy hiểm? Tai nạn, thương tật, cháy nổ… chưa kể đến chuyện người già con trẻ giật mình. Có nơi thả pháo từ lầu cao, từ xa chỉ thấy một đám khói mù mịt, lãng đãng bay hơn tiếng đồng hồ mà chưa tan.
Mà chỉ có dân ở thành phố lớn chứ miền quê nào biết đến pháo hoa? Sao không làm những thước phim rồi chiếu trên TV để mọi người đều được xem mà không tốn kém. Và số tiền tiết kiệm vì pháo được bỏ vào quỹ phống chống tai ương?
&&&
Thức trong đêm trừ tịch chờ phút giao mùa, tôi miên man suy nghĩ về các mẩu tin vừa đọc: Tháng 10/2023 Hamas tấn công Do Thái, giết 1200 người, bắt cóc đàn bà, trẻ em nên Do Thái trả đũa bằng những cuộc hành quân tàn bạo nhất trong lịch sử. Mới đây họ còn định dẫn nước biển làm ngập lụt đường hầm Gaza bất chấp nguy cơ phá hủy môi trường sống, vừa làm hỏng nguồn nước ngọt nuôi sống người dân Palestine vừa làm ảnh hưởng đến kết cấu nền đất và các ngôi nhà trên mặt đất! Mọi giới hạn đều bị vượt qua và khốc liệt hơn cả những cuốn phim giầu tưởng tượng.
Một kỷ nguyên mới với bom rơi đạn lạc bắt đầu!
Vừa qua, có nhiều nơi trong vùng Địa Trung Hải không tổ chức lễ Giáng Sinh và ở một nhà thờ ở Bethlehem người ta đặt Chúa Hài Đồng giữa đống đổ nát của một tòa nhà bị đánh bom!
Chiều nay trên TV tôi vừa thấy hình ảnh một người cha đang vuốt ve khuôn mặt con gái và nói “hãy nhìn xem cháu xinh đẹp biết bao!”. Bé gái như đang ngủ nếu không có tấm vải liệm. Trước đó người ta thấy ông trèo trên đống gạch ngói, té lên té xuống, đi tìm những mảnh đồ chơi của con để bé được mang theo. Còn trên đường phố một cậu bé đang vật vã trên con đường lầy lội, mang trên vai thi thể đứa em trai mà cậu vừa kéo ra từ sân nhà sụp đổ.
Có lẽ chỉ có chiến tranh mới tạo được những hoàn cảnh bi thảm và kỳ lạ như thế.
Một bé gái khác ngồi bó gối, ánh mắt buồn bã ngồi nhìn căn nhà đổ nát. Bé gầy ốm, cổ tay cổ chân như những chiếc que, áo quần rách nát, còn khuôn mặt thì đăm chiêu như một cụ già. Tôi không biết điều gì diễn ra trong đầu bé khi nhìn căn nhà của mình sụp đổ, nhưng chắc một điều là những đổ vỡ ấy sẽ lưu lại suốt cả cuộc đời của bé.
Bao nhiêu chiến tranh tương tàn đã làm tan hoang trái đất? Bao nhiêu triệu người đã bỏ mạng trên đường lánh nạn, vượt sông vượt biển…? Máu chảy thành sông, xương chất thành núi, để người ta tranh giành gái đẹp và ngôi báu, cho thỏa lòng tham quyền lực hay ảo tưởng xây dựng một thế giới không có thực.
Bỗng dưng tôi buồn vô hạn. Dù biết nỗi buồn thúi ruột ấy không làm ai no, không xoa dịu được những vết thương, không an ủi được người đau khổ hay ngăn được cái chết.
Chiến tranh! Chiến tranh!
Từng đọc rất nhiều trang về lịch sử nhưng tôi chưa hề thấy có cuộc chiến nào mang lại cơm ăn áo mặc khôi phục lại nhân quyền, đem lại tự do hay công bằng xã hội. Nó chỉ là sự tranh giành quyền lực, kẻ chiến thắng làm ông chủ mới, chưa chắc tốt hơn chủ cũ mà ông vừa đạp đổ.
Đâu là công bằng? Đâu là tự do? Ấm no, hạnh phúc? Những thứ mà mấy nghìn năm nay nhân loại mãi kiếm tìm mà chúng không ai nhìn thấy!
Vì sao? Có phải cái bệnh nan y của thế giới hôm nay làm nhân loại phải triền miên đau khổ là tham lam, do thiếu tình yêu và tình người.
Hơn 2000 năm trước, triết gia Aristotle cũng đã hiểu: Nếu có tình yêu trên trái đất, mọi thứ luật lệ sẽ là thừa!
Hình như chưa có quốc gia nào quan tâm đến việc trừng phạt kẻ mạnh mà chỉ dùng đường lối cứng rắn để áp đảo, bóc lột kẻ yếu, gây chiến tranh với nước nghèo, tặng quà cho người giàu, ân xá cho kẻ cướp, bỏ bê đạo đức nên các vụ bê bối và tham nhũng lan rộng, không có điểm dừng.
Cách đây không lâu có một người bạn nói với tôi: “Anh biết không? Điều nổi bật ghê rợn của thế kỷ này là con người đã đánh mất nhân tính, trở thành những cái máy ăn nhậu vô cảm. Tôi thương hại những ai ngồi viết những trăn trở hay ngợi ca giá trị nhân văn mà không ai đọc, còn người đọc thì coi đó là chuyện vô ích!”
Bi đát! Vậy chúng ta sẽ phải làm gì?
Liều thuốc hữu hiệu cho tất cả những vấn nạn là tất cả chúng ta đều phải thay đổi lối sống, mỗi người tự thay đổi bản thân và có lẽ chỉ với cuộc chuyển hóa nội tâm này thì may ra mới có thể đóng góp và hy vọng cho một thế giới tốt đẹp hơn.
Nhưng có thể thay đổi được con người? Chẳng phải mọi tai họa đều do con người muốn thay đổi thế giới nhưng không chịu đổi thay chính mình sao?
Trong buồn chán tôi nằm ngủ thiếp lúc nào không hay.
Đánh thức tôi là một tiếng chuông chùa từ xa vọng lại.
Nghe tiếng chuông ngân nga, tự nhiên lòng tôi cảm thấy bình an và hy vọng. Cơ thể tôi đung đưa nhè nhẹ như đang trôi trên một con thuyền lướt trên mặt sông êm dịu. Tôi nằm yên, nhắm mắt cho thân xác và ý nghĩ bồng bềnh trong một cảm giác êm đềm. Gió mát từ dòng kênh Nhiêu Lộc thổi đến, như có mang theo chút hương thơm của những đóa hoa xuân đầy màu sắc, xanh vàng, nâu, đỏ, đang nở rộ.
Tôi ngồi dậy lặng lẽ bước ra ban-công nhìn về phía dòng nước và nghe một tiếng pháo lẹt đẹt lẻ loi của ai vừa đốt. Tự nhiên tôi nhớ đến ý tưởng đã viết 20 năm trước trong tạp bút “Buổi chiều trên nghĩa trang”: “Sao chúng ta không gom hết vũ khí trên trái đất, đúc thành những chiếc chuông” thì trong đầu lóe lên một ý tưởng khác: Thay vì bắn pháo hoa, trong đêm trừ tịch, ngay lúc giao mùa, tất cả các nước trên thế giới cùng lúc gióng chuông chùa, chuông nhà thờ, chuông ở các nơi tôn nghiêm và từ nhà của mọi thường dân, không phân biệt tôn giáo… cho âm thanh ngân vang trong không gian làm tỉnh thức tâm thiện của loài người.
Tiếng chuông và lòng thành kính sẽ truyền đến mọi nơi xa xôi tăm tối để ai nấy cũng đều nghe: Thâm trầm giữa náo nhiệt, ngân nga giữa bể dâu và đánh thức những khách trọ trần gian còn mãi theo đuổi danh lợi, gọi thế nhân đang mê đắm nơi bể khổ, trở về cõi an nhiên để cuộc sống mãi bình an trên trái đất.
Sài Gòn, 15.1.2024
TRƯƠNG VĂN DÂN
* Mời các bạn click vào link để nghe chuông:
Tiếng chuông chùa sáng sớm (nhịp nhanh 10 giây) – cảnh tỉnh và giữ chánh niệm: https://www.youtube.com/watch?v=h7GQaBDVZ9A
Chuông chùa – mõ chùa: https://www.youtube.com/watch?v=hioY8UFYaPU
Chuông trong lễ hội: https://www.youtube.com/watch?v=KvjvYI-ecuY https://www.youtube.com/watch?v=KxDUaQVkMoI
Chuông trong lễ hội ở thành phố Bologna (Ý): https://www.youtube.com/watch?v=HL2vaklhr5o
Chuông ở Tòa thánh Vaticano (33 giây): https://www.youtube.com/watch?v=mqHM9WJ5yq0
Chuông ở Roma (60 giây): https://www.youtube.com/watch?v=RHapsjHDz2U
Nhà văn Trương Văn Dân
Khi năm Dương Lịch 2023 sắp bước qua và 2024 sắp đến, nhà văn Nguyên Cẩn có post lên trang Facebook (Nga Pham) bài thơ “Chào 2024”, trong đó có mấy câu thơ đã làm tôi suy nghĩ, 2 câu đầu nói lên một ước nguyện, nhưng hai câu sau vẽ lên một hiện thực buồn đau về thế giới:
Chào 24 nguyện cầu cho thế giới
Đạn bom ngưng oán hận cũng tàn phai.
Hòa bình ơi sao giấc mộng còn dài !
Khi nhân loại điên cuồng trong ảo vọng.
Tưởng chừng sau những năm tháng có quá nhiều diễn biến bất ngờ, nhiều sự kiện “không thể nghĩ tới” thì năm mới sẽ êm ả… nhưng thực tế cho thấy là thế giới càng ngày càng ảm đạm và bất định, liên tiếp có những biến động làm ta lo ngại.
Ngay từ đầu năm 2023, các nhà phân tích đều dự đoán về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy gần đây có vài dấu hiệu tích cực nhưng kinh tế Mỹ vẫn còn khó khăn khiến nhiều người bị ảnh hưởng về việc làm và thu nhập nên có xu hướng thắt chặt chi tiêu. Sự bất ổn chính trị, tuy chính phủ đã tạm tránh bị đóng cửa, nhưng kinh tế Mỹ ở giai đoạn tranh cử Tổng thống trong năm 2024, là thời điểm có nguy cơ diễn ra cao nhất.
Các nền kinh tế của Âu Châu như Đức, Pháp Ý,… cũng đang trên đà trượt dốc, bất chấp hàng nghìn doanh nghiệp năng động và hàng triệu chuyên gia tài năng đang hoạt động. Đức phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu năng lượng từ Nga nên bị ảnh hưởng lớn từ xung đột ở Ukraine. Quan hệ Mỹ-Trung, Nam Bắc Triều Tiên căng thẳng; Mỹ, Anh vừa bắn tên lửa Tomahawk vào các thành phố ở Yemen để trả đũa Houthi gây nên điểm nóng chiến sự mới sau cuộc càn quét của Israel vào Dải Gaza. Trong thế giới hỗn loạn đó, Liên Hiệp Quốc chỉ hữu danh vô thực, hoàn toàn bị tê liệt vì quyền phủ quyết của Mỹ, Nga hay Trung Quốc.
Không ai biết là khi nào chiến tranh hạt nhân sẽ xảy ra, xóa sổ Trái Đất?
Lịch sử chuyển động nhanh đến chóng mặt. Hỗn loạn đến bất ngờ.
Thế giới mong manh. Nhân loại sẽ về đâu?
Có người nói nửa đùa nửa thực: người ta có thể tiên đoán mọi chuyện, trừ những chuyện xảy ra trong tương lai. Chỉ có điều chắc chắn là … cực kỳ bất ổn.
Các nhà phân tích cho rằng sắp tới 1% những người giàu nhất không những sở hữu phần lớn tài sản của nhân loại mà cả sắc đẹp và sức khỏe. Công nghệ sinh học sẽ còn chia con người thành siêu giàu và nghèo đói, một tình huống vô cùng nguy hiểm, dẫn đến những biến động xã hội và chính trị mà không ai biết sẽ giải quyết như thế nào!
Không phải ngẫu nhiên mà vừa qua có Cuộc đình công ở Hollywood chống lại hiểm họa từ trí tuệ nhân tạo (AI, Artificial Intelligence). Họ quyết liệt đòi kiểm soát việc lạm dụng như thâu giọng nói, hình ảnh, cử chỉ của các diễn viên để làm phim hay chuyển âm mà không phải trả lương.
Tất nhiên việc lạm dụng không chỉ nằm trong giới điện ảnh vì AI sẽ là một cuộc cách mạng thay đổi xã hội. Nếu AI đã giúp y khoa và khoa học tiến những bước dài, nó cũng sẽ là một đe dọa khủng khiếp cho nhân loại: Khởi đầu là chuyện thất nghiệp, máy làm thay người. Sau đó là văn hóa, sẽ không còn nghệ sĩ, không còn sáng tạo, không còn suy nghĩ. Ngày nay, chỉ cần cho một đề tài, AI sẽ viết một cuốn tiểu thuyết, với đủ tình tiết hỷ nộ ái ố, một cuốn khảo luận với đầy đủ dẫn chứng cổ kim chỉ trong vài phút!
Nếu trí tuệ nhân tạo gây xáo động thị trường nhân lực, biến hàng tỷ người thành vô ích và đang đặt ra những lo ngại về đạo đức, thì thiên nhiên cũng không có dấu hiệu ưu đãi con người.
Lụt lội, hạn hán, cháy rừng, nạn châu chấu triệt hạ mùa màng, sóng thần, động đất… luôn luôn thường trực. Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật, Syria và bão ở Hoa Kỳ đã gây ra thiệt hại nặng nề. Âm thầm và đều đặn, mỗi năm đều có những thảm họa dịch tễ ở các châu lục: Ebola, bệnh bò điên, H5N1, SARS, sốt Chikungunya, xuất huyết và hiện tại là COVID-19 và các biến thể.
Một thế giới bất an!
Nhiệt độ Trái đất năm 2023 đã phá vỡ kỷ lục, cao nhất trong 100.000 năm qua. Những trận cháy rừng tại nhiều quốc gia đang làm tăng khí thải và nhiệt độ hành tinh có khả năng còn tăng cao trong những tháng tới.
Hệ sinh thái đang sụp đổ! Biến đổi khí hậu gây thiên tai, bão lụt, mở đầu cho những cuộc di dân khí hậu còn lớn hơn những cuộc di dân vì lý do chính trị, kinh tế hay chiến tranh. Đại họa này đang là một thực tế trước mắt, con người có thể bị diệt vong. Vậy mà lãnh đạo các quốc gia hùng mạnh trên thế giới vẫn vô tư khai thác tài nguyên, tàn phá những cảnh quan tuyệt vời của thiên nhiên để làm du lịch bất chấp sự mai một văn hóa truyền thống. Tất cả chỉ quan tâm đến tiền, về tăng trưởng kinh tế, hồn nhiên bàn về tầm nhìn 20/ 30 năm sau thì có khác gì căn nhà của mẹ thiên nhiên đang bốc cháy mà các con cứ vô tư ngồi nhậu và tán phét!
Liệu 20/ 30 năm sau chúng ta có còn sống sót vì cách sống vô trách nhiệm, tham lam và hủy diệt?
&&&
Trong bối cảnh chợ búa đìu hiu, người mua, kẻ bán cùng ‘thắt hầu bao’, tiểu thương lo mất Tết, các quốc gia có thể hồn nhiên đốt pháo hay bắn pháo hoa chào “mừng” năm mới? Nhiều trẻ em ở các nước cơm không đủ no, áo không đủ mặc sao có thể lãng phí với trò chơi nguy hiểm? Tai nạn, thương tật, cháy nổ… chưa kể đến chuyện người già con trẻ giật mình. Có nơi thả pháo từ lầu cao, từ xa chỉ thấy một đám khói mù mịt, lãng đãng bay hơn tiếng đồng hồ mà chưa tan.
Mà chỉ có dân ở thành phố lớn chứ miền quê nào biết đến pháo hoa? Sao không làm những thước phim rồi chiếu trên TV để mọi người đều được xem mà không tốn kém. Và số tiền tiết kiệm vì pháo được bỏ vào quỹ phống chống tai ương?
&&&
Thức trong đêm trừ tịch chờ phút giao mùa, tôi miên man suy nghĩ về các mẩu tin vừa đọc: Tháng 10/2023 Hamas tấn công Do Thái, giết 1200 người, bắt cóc đàn bà, trẻ em nên Do Thái trả đũa bằng những cuộc hành quân tàn bạo nhất trong lịch sử. Mới đây họ còn định dẫn nước biển làm ngập lụt đường hầm Gaza bất chấp nguy cơ phá hủy môi trường sống, vừa làm hỏng nguồn nước ngọt nuôi sống người dân Palestine vừa làm ảnh hưởng đến kết cấu nền đất và các ngôi nhà trên mặt đất! Mọi giới hạn đều bị vượt qua và khốc liệt hơn cả những cuốn phim giầu tưởng tượng.
Một kỷ nguyên mới với bom rơi đạn lạc bắt đầu!
Vừa qua, có nhiều nơi trong vùng Địa Trung Hải không tổ chức lễ Giáng Sinh và ở một nhà thờ ở Bethlehem người ta đặt Chúa Hài Đồng giữa đống đổ nát của một tòa nhà bị đánh bom!
Chúa Hài đồng giữa đống
đổ nát
Ánh mắt kinh hoàng nhìn
cái chết đang đến gần
Chiều nay trên TV tôi vừa thấy hình ảnh một người cha đang vuốt ve khuôn mặt con gái và nói “hãy nhìn xem cháu xinh đẹp biết bao!”. Bé gái như đang ngủ nếu không có tấm vải liệm. Trước đó người ta thấy ông trèo trên đống gạch ngói, té lên té xuống, đi tìm những mảnh đồ chơi của con để bé được mang theo. Còn trên đường phố một cậu bé đang vật vã trên con đường lầy lội, mang trên vai thi thể đứa em trai mà cậu vừa kéo ra từ sân nhà sụp đổ.
Có lẽ chỉ có chiến tranh mới tạo được những hoàn cảnh bi thảm và kỳ lạ như thế.
Một bé gái khác ngồi bó gối, ánh mắt buồn bã ngồi nhìn căn nhà đổ nát. Bé gầy ốm, cổ tay cổ chân như những chiếc que, áo quần rách nát, còn khuôn mặt thì đăm chiêu như một cụ già. Tôi không biết điều gì diễn ra trong đầu bé khi nhìn căn nhà của mình sụp đổ, nhưng chắc một điều là những đổ vỡ ấy sẽ lưu lại suốt cả cuộc đời của bé.
Bao nhiêu chiến tranh tương tàn đã làm tan hoang trái đất? Bao nhiêu triệu người đã bỏ mạng trên đường lánh nạn, vượt sông vượt biển…? Máu chảy thành sông, xương chất thành núi, để người ta tranh giành gái đẹp và ngôi báu, cho thỏa lòng tham quyền lực hay ảo tưởng xây dựng một thế giới không có thực.
Bỗng dưng tôi buồn vô hạn. Dù biết nỗi buồn thúi ruột ấy không làm ai no, không xoa dịu được những vết thương, không an ủi được người đau khổ hay ngăn được cái chết.
Chiến tranh! Chiến tranh!
Từng đọc rất nhiều trang về lịch sử nhưng tôi chưa hề thấy có cuộc chiến nào mang lại cơm ăn áo mặc khôi phục lại nhân quyền, đem lại tự do hay công bằng xã hội. Nó chỉ là sự tranh giành quyền lực, kẻ chiến thắng làm ông chủ mới, chưa chắc tốt hơn chủ cũ mà ông vừa đạp đổ.
Đâu là công bằng? Đâu là tự do? Ấm no, hạnh phúc? Những thứ mà mấy nghìn năm nay nhân loại mãi kiếm tìm mà chúng không ai nhìn thấy!
Vì sao? Có phải cái bệnh nan y của thế giới hôm nay làm nhân loại phải triền miên đau khổ là tham lam, do thiếu tình yêu và tình người.
Hơn 2000 năm trước, triết gia Aristotle cũng đã hiểu: Nếu có tình yêu trên trái đất, mọi thứ luật lệ sẽ là thừa!
Hình như chưa có quốc gia nào quan tâm đến việc trừng phạt kẻ mạnh mà chỉ dùng đường lối cứng rắn để áp đảo, bóc lột kẻ yếu, gây chiến tranh với nước nghèo, tặng quà cho người giàu, ân xá cho kẻ cướp, bỏ bê đạo đức nên các vụ bê bối và tham nhũng lan rộng, không có điểm dừng.
Cách đây không lâu có một người bạn nói với tôi: “Anh biết không? Điều nổi bật ghê rợn của thế kỷ này là con người đã đánh mất nhân tính, trở thành những cái máy ăn nhậu vô cảm. Tôi thương hại những ai ngồi viết những trăn trở hay ngợi ca giá trị nhân văn mà không ai đọc, còn người đọc thì coi đó là chuyện vô ích!”
Bi đát! Vậy chúng ta sẽ phải làm gì?
Liều thuốc hữu hiệu cho tất cả những vấn nạn là tất cả chúng ta đều phải thay đổi lối sống, mỗi người tự thay đổi bản thân và có lẽ chỉ với cuộc chuyển hóa nội tâm này thì may ra mới có thể đóng góp và hy vọng cho một thế giới tốt đẹp hơn.
Nhưng có thể thay đổi được con người? Chẳng phải mọi tai họa đều do con người muốn thay đổi thế giới nhưng không chịu đổi thay chính mình sao?
Trong buồn chán tôi nằm ngủ thiếp lúc nào không hay.
Đánh thức tôi là một tiếng chuông chùa từ xa vọng lại.
Nghe tiếng chuông ngân nga, tự nhiên lòng tôi cảm thấy bình an và hy vọng. Cơ thể tôi đung đưa nhè nhẹ như đang trôi trên một con thuyền lướt trên mặt sông êm dịu. Tôi nằm yên, nhắm mắt cho thân xác và ý nghĩ bồng bềnh trong một cảm giác êm đềm. Gió mát từ dòng kênh Nhiêu Lộc thổi đến, như có mang theo chút hương thơm của những đóa hoa xuân đầy màu sắc, xanh vàng, nâu, đỏ, đang nở rộ.
Tôi ngồi dậy lặng lẽ bước ra ban-công nhìn về phía dòng nước và nghe một tiếng pháo lẹt đẹt lẻ loi của ai vừa đốt. Tự nhiên tôi nhớ đến ý tưởng đã viết 20 năm trước trong tạp bút “Buổi chiều trên nghĩa trang”: “Sao chúng ta không gom hết vũ khí trên trái đất, đúc thành những chiếc chuông” thì trong đầu lóe lên một ý tưởng khác: Thay vì bắn pháo hoa, trong đêm trừ tịch, ngay lúc giao mùa, tất cả các nước trên thế giới cùng lúc gióng chuông chùa, chuông nhà thờ, chuông ở các nơi tôn nghiêm và từ nhà của mọi thường dân, không phân biệt tôn giáo… cho âm thanh ngân vang trong không gian làm tỉnh thức tâm thiện của loài người.
Tiếng chuông và lòng thành kính sẽ truyền đến mọi nơi xa xôi tăm tối để ai nấy cũng đều nghe: Thâm trầm giữa náo nhiệt, ngân nga giữa bể dâu và đánh thức những khách trọ trần gian còn mãi theo đuổi danh lợi, gọi thế nhân đang mê đắm nơi bể khổ, trở về cõi an nhiên để cuộc sống mãi bình an trên trái đất.
Sài Gòn, 15.1.2024
TRƯƠNG VĂN DÂN
* Mời các bạn click vào link để nghe chuông:
Tiếng chuông chùa sáng sớm (nhịp nhanh 10 giây) – cảnh tỉnh và giữ chánh niệm: https://www.youtube.com/watch?v=h7GQaBDVZ9A
Chuông chùa – mõ chùa: https://www.youtube.com/watch?v=hioY8UFYaPU
Chuông trong lễ hội: https://www.youtube.com/watch?v=KvjvYI-ecuY https://www.youtube.com/watch?v=KxDUaQVkMoI
Chuông trong lễ hội ở thành phố Bologna (Ý): https://www.youtube.com/watch?v=HL2vaklhr5o
Chuông ở Tòa thánh Vaticano (33 giây): https://www.youtube.com/watch?v=mqHM9WJ5yq0
Chuông ở Roma (60 giây): https://www.youtube.com/watch?v=RHapsjHDz2U
Nhận xét
Đăng nhận xét